Fanpage Face

laptop Nổi Bật (HOT)

Tin tức 24h

Thống kê

  • Đang online 0
  • Hôm nay 0
  • Hôm qua 0
  • Trong tuần 0
  • Trong tháng 0
  • Tổng cộng 0

Hổ trợ trực tuyến

HOTLINE TƯ VẤN - 08383.00002

HOTLINE TƯ VẤN - 08383.00002

HOTLINE BẢO HÀNH  - 0942.384343

HOTLINE BẢO HÀNH - 0942.384343

HOTLILE MUA HÀNG - 0905.488.054

HOTLILE MUA HÀNG - 0905.488.054

CÁCH KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG LAPTOP BI NÓNG ?

Trong những ngày hè nóng nực thì việc laptop thường nóng rất nhanh là điều rất nhiều người gặp phải. Đây là một lỗi laptop cơ bản mà Laptop43.vn đã đề cập trong bài viết này. Lỗi laptop bị nóng thường xuyên sẽ khiến hại máy khá nhiều vì thế, làm mát laptop giúp tăng tuổi thọ các thiết bị và tránh hiện tượng bị hỏng linh kiện bên trong máy. Như đã đề cập trong bài viết trước chúng ta có 3 nguyên nhân chính sau:

 

1 – Chạy quá nhiều, quá nặng so với thiết kế của máy

Ở đây chúng ta có CPU và GPU là hai thành phần tỏa nhiệt nhiều nhất trong máy tính. Dễ dàng thấy ở các mẫu laptop mỏng nhẹ, phổ thông sẽ không được thiết kế để hoạt động trong nhiều giờ liền như chơi game, render video.

Trong trường hợp nếu cố dùng để render video nặng thì thông thường sẽ dẫn đến quá tải, gây áp lực lên CPU và GPU, máy sẽ nóng và treo ngay lập tức.

Vì điều này mà mỗi người dùng máy tính đều phải hết sức chú ý trong quá trình sử dụng. Bạn phải hiểu được khả năng và hạn chế làm việc của chiếc máy mình đang sở hữu.

 

2 – Không thường xuyên vệ sinh máy

Bụi bẩn được xem kẻ thù của mọi thiết bị điện tử. Đây là một trong những nguyên nhân khiến máy tính xách tay của bạn trở nên nóng hơn. Nặng hơn là giảm đi hiệu suất hoạt động của các linh kiện bên trong. Ngoài ra nếu bên trong máy đóng quá nhiều bụi sẽ dẫn đến khả năng hư hỏng linh kiện là điều chắc chắn xảy ra, hay nhẹ hơn là làm giảm đi sự tản nhiệt của quạt, về lâu dài sẽ khiến CPU nóng hơn dẫn đến khả năng bị cháy.

 

3 – Máy nhiễm virus – lỗi phần mềm

Virus hoặc lỗi phần mềm hệ thống là nguyên nhân xuất hiện ở tất cả các lỗi thông thường trên laptop. Máy khởi động chậm, nguyên nhân có thể do cả phần mềm lẫn phần cứng bị nhiễm virus. Window là hệ điều hành rất dễ nhiễm mã độc và đây cũng là một trong những nguyên nhân về phần mềm khiến cho máy tính của bạn bị nóng và chạy ì ạch.

 

 

Dựa theo những nguyên nhân trên, để giải quyết hiện tượng laptop thường nóng rất nhanh. Gây hại máy khá nhiều. Cùng với giúp làm mát laptop giúp tăng tuổi thọ các thiết bị và tránh hiện tượng giảm hiệu năng hoạt động. Dưới đây là cách tản nhiệt laptop đơn giản mà hiệu quả nhất mà chúng tôi thống kê được.

 

1 – Đặt laptop của bạn nơi thông thoáng

Một chiếc bàn laptop chuyên dụng sẽ giúp việc thoát nhiệt của máy tốt hơn rất nhiều. Hoặc nếu không có bàn thì bạn chú ý đặt laptop ở những vị trí thoáng mát để không cản trở các quạt gió của hệ thống làm mát.

Một số thói quen của người dùng không tốt cũng gây ảnh hưởng tới máy. Ví dụ bạn nên tránh khi sử dụng mà đặt laptop lên các vật có bề mặt giữ nhiệt như gối, chăn, đệm… hay bề mặt kính. Việc làm này sẽ khiến các lỗ thoát hơi cũng như quạt gió của máy tính bị kín lại và không tỏa nhiệt ra ngoài được.

Lời khuyên: Để hệ thống tản nhiệt của máy có thể làm việc tốt nhất người dùng nên để máy tính ngay ngắn trên bàn làm việc. Trong trường hợp thích thoải mái khi sử dụng trên giường, có thể mua cho mình một chiếc bàn laptop chuyên dụng giúp việc thoát nhiệt của máy tốt hơn rất nhiều.

 

2 – Tự khắc phục thủ công

Trước hết, khi chọn mua laptop hãy xem trước review sản phẩm mà bạn định mua. Chọn các laptop có hệ thống tản nhiệt hiệu quả, thuận tiện. Bởi trên thị trường có vô vàn mẫu mã, thực tế rất hiếm khi có mẫu mã nào đó bị đánh giá quá tệ ở phần tản nhiệt, nhưng không phải không có.

Ví dụ như cần lưu ý một số điểm như hệ thống tản nhiệt phải không phả hơi nóng vào phía tay di chuột.

Thiết kế của máy: không bố trí hệ thống tản nhiệt ngay sát pin. Bởi vì nhiệt độ sẽ nhanh chóng làm giảm tuổi thọ pin.

Nâng cao hơn thì hệ thống tản nhiệt hoạt động theo mức xung nhịp CPU và hoạt động êm ái, ngay cả trong điều kiện CPU/GPU hoạt động ở xung nhịp tối đa như xem phim HD, biên tập video, chơi game, xử lý đồ họa 3D,…

Nếu bạn là người đã mua laptop rồi thì muốn cải thiện nhiệt độ của máy bằng cách đơn giản mà hiệu quả là để kê cao mặt dưới máy tính xách tay lên. Bạn có thể dùng giá đỡ hoặc đơn giản là kê một cuốn sách vào phần sau, để cho bề mặt dưới laptop được thông thoáng, giúp tản nhiệt hệ thống tốt hơn.

 

3 – Sử dụng đế tản nhiệt

Đế tản nhiệt là một giải pháp dễ thực hiện nhất nhưng mang lại hiệu quả cao trong quá trình sử dụng. Hơn nữa, đế tản nhiệt là phụ kiện ngoài nên không làm ảnh đến hiệu năng làm việc của hệ thống. Tuy nhiên, đây cũng là nhược điểm của phương pháp này. Đế tản nhiệt không thuận lợi để mang đi công tác xa hay đi du lịch, thêm nữa, vì sử dụng nguồn qua cổng USB của laptop, nên cũng gây ảnh hưởng tới thời lượng pin của laptop.

 

4 – Vệ sinh các bộ phận tản nhiệt

Hãy làm việc này thường xuyên không chỉ khi bụi bẩn đã lấp đầy các phiến và khe tản nhiệt của laptop.

Tác dụng sẽ là làm tăng sự lưu thông của dòng khí, giúp laptop giữ được mức nhiệt ổn định khi sử dụng lâu.

Việc thường xuyên vệ sinh laptop theo định kỳ, xử lý bụi bám vào các khe tản nhiệt ra thì có thể kết hợp bôi keo tản nhiệt để hạn chế việc laptop bị nóng.

 

5 – Kiểm tra các phần mềm đang chạy trên laptop

Nếu các vấn đề phần cứng đã xong, đã được đáp ứng tốt nhưng laptop của bạn vẫn bị nóng thì bạn hãy nghĩ đến vấn đề phần mềm.

Đôi khi do 2 phần mềm xung đột nhau, phần mềm bị lỗi, treo, ngốn rất nhiều tài nguyên khiến cho laptop nóng lên nhanh chóng.

Bước 1: Hãy mở Task Manager.

Bước 2: Kiểm tra một lượt, phần mềm nào đang ngốn quá nhiều RAM, CPU thì thử tắt hoặc ép tắt đi.

Bước 3: Khởi động lại nó xem sao.

Nếu điều trên vẫn không cải thiện được thì còn một khả năng nữa có thể xảy ra là laptop đã bị nhiễm virus. Những con virus này sử dụng tài nguyên của máy quá nhiều, như việc laptop của bạn đang phải gồng gánh tác vụ nhanh vậy, nó cũng khiến máy nóng lên. Bạn hãy dùng phần mềm diệt virus để kiểm tra xem nhé.

Bình chọn tin tức

Bình chọn tin tức: (4.5 / 1 đánh giá)

Bình luận

Top

   (0)